Xin visa để du học Mỹ là điều khá là khó khăn đối với nhiều bạn, tuy nhiên us.com.vn mách bạn một số lưu ý khi xin visa du học tại Mỹ sau
Mục lục
Lưu ý khi xin visa du học tại Mỹ thành công: 3 yếu tố cần thuộc lòng
Thủ tục xin visa du học Mỹ gồm nhiều bước nhỏ, trong đó bao gồm cả việc chuẩn bị hồ sơ và luyện phỏng vấn. Trước khi bắt tay vào chuẩn bị một bộ hồ sơ xin visa Mỹ đầy đủ, bạn cần phải ghi nhớ 3 yếu tố sau. Đây là những yếu tố đóng vai trò quyết định đến việc hồ sơ du học Mỹ của bạn có được chấp thuận hay không.
Chứng minh rằng bạn sẽ quay về Việt Nam sau khi học xong
rên thực tế, cũng có một số hồ sơ sẽ gặp khó khăn hơn trong việc chứng minh ý định này bởi mức độ ràng buộc và gắn kết ở Việt Nam quá mong manh, chẳng hạn như:
– Những người đang trong độ tuổi lao động và chưa lập gia đình
– Những người bỏ dở chương trình học tại Việt Nam để du học Mỹ
Đây là những hồ sơ có khả năng cao sẽ ra đi và không bao giờ trở lại trong mắt Lãnh sự quán Mỹ. Đây là một logic tương đối dễ hiểu, nhưng không phải ai rơi vào những trường hợp này cũng sẽ đều trượt visa Mỹ, bởi họ sẽ xem xét 2 yếu tố còn lại.
Chứng minh kế hoạch học tập rõ ràng
Một kế hoạch học tập rõ ràng hội tụ đầy đủ các yếu tố sau:
- Bạn có lịch sử phấn đấu học tập nghiêm túc
- Bạn đã lựa chọn được điểm trường phù hợp tại Mỹ
- Bạn nắm được các thông tin cơ bản về trường (địa điểm, khóa học, thời gian biểu,…)
- Bạn có thư mời nhập học I-20 của trường bạn lựa chọn
- Bạn thể hiện rõ được lý do tại sao bạn chọn điểm trường này
Hồ sơ tài chính minh bạch
Một số gia đình có hàng tỷ đồng trong sổ tiết kiệm nhưng khi xin visa du học Mỹ vẫn trượt. Ngược lại, có những sinh viên mà gia đình chỉ có đủ chính xác số tiền cần có trong thời gian du học lại đỗ ngay lần đầu phỏng vấn du học Mỹ.
Điều kiện xin visa du học Mỹ
Điều kiện từ phía học lực của bạn – lưu ý khi xin visa du học tại Mỹ
Việc xin visa du học Mỹ sẽ được xét dựa trên năng lực bản thân học sinh và điều kiện tài chính gia đình, thể hiện qua những điều kiện cụ thể như sau:
Điều kiện của bản thân học sinh
- Học lực trung bình khá trở lên – điểm GPA (Trung bình môn) từ 6.5 trở lên (Trong một số trường hợp, Lãnh sự quán sẽ xét học bạ cấp 2 đạt từ 7.0 trở lên, cấp 3 từ 6.7, cấp Đại học hay Cao Đẳng phải đạt từ 5.5 (hoặc điểm C trở lên), ko có nhiều điểm D.
- Trình độ tiếng Anh: Trung bình khá trở lên. Hồ sơ sẽ mạnh hơn nếu kèm theo chứng chỉ IELTS hoặc TOEFL. Trong đó, chứng chỉ IELTS có giá trị nhất, giúp việc xét duyệt hồ sơ xin visa du học Mỹ của các em dễ dàng hơn rất nhiều.
Điều kiện từ phía gia đình
Ngoài việc xét các điều kiện của các em, viên chức lãnh sự sẽ xem xét thêm các yếu tố về gia đình (điều kiện tài chính của ba mẹ) qua những tiêu chí cơ bản sau:
- Ba mẹ có có công việc tốt, ổn định, mức thu nhập cao: Thu nhập trên 70-80 triệu một tháng trở lên.
- Nếu ba mẹ có công ty/ cơ sở kinh doanh riêng, hồ sơ cần thể hiện việc kinh doanh ổn định bằng các giấy tờ như: giấy phép đăng ký kinh doanh, biên lai nộp thuế 6 – 12 tháng gần nhất.
- Nếu là CB – CNV làm việc tại các công ty nhà nước hoặc tư nhân: có giấy tờ chứng minh thu nhập (bảng lương, hợp đồng lao động, giấy bổ nhiệm chức vụ…).
- Tài chính của ba mẹ: Sổ tiết kiệm, nhà, xe, đất đai, giấy tờ góp vốn với công ty khác, giấy tờ bất động sản… Những giấy tờ liên quan đến kinh doanh và thu nhập như: hợp đồng mua bán nhà đất, hợp đồng thê nhà/ xe.
- Hồ sơ xin du học Mỹ của các em sẽ thuyết phục hơn khi ba mẹ từng du lịch nước ngoài, đặc biệt là các nước phát triển như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Châu Âu, Úc, Mỹ, Canada….
Các loại visa
Chính phủ Mỹ cấp ba loại visa du học khác nhau:
- Visa Du học F: dành cho sinh viên học tại một trường đại học hoặc cao đẳng được công nhận tại Mỹ hoặc để học tiếng Anh tại một viện ngôn ngữ tiếng Anh.
- Visa Trao đổi J: để tham gia vào một chương trình trao đổi, bao gồm các chương trình học tập ở trường trung học và đại học.
- Visa Du học M: dành cho các chương trình học tập hoặc đào tạo không mang tính học thuật hoặc dạy nghề ở Mỹ.
Thủ tục xin visa – lưu ý khi xin visa du học tại Mỹ
- Hộ chiếu hợp lệ có giá trị ít nhất sáu tháng kể từ thời điểm bạn lưu trú tại Mỹ (trừ khi được miễn trừ theo các thỏa thuận cụ thể của quốc gia).
- Thư chấp nhận học tại một trường được SEVP chấp thuận kèm Mẫu I-20 của bạn.
- Thanh toán phí nộp hồ sơ cho Hệ thống Thông tin Du học và Trao đổi Sinh viên.
- Đơn xin visa không định cư và trang xác nhận Mẫu DS-160.
- Một hoặc hai bức ảnh theo định dạng yêu cầu.
- Thanh toán lệ phí phỏng vấn với lãnh sự Mỹ tại Việt Nam.
- Thanh toán lệ phí an ninh cho Hệ thống thông tin du học & Trao đổi sinh viên (không phải phí nộp hồ sơ).
- Đơn Xác nhận cuộc hẹn với lãnh sự Mỹ.
- Các hồ sơ học tập như: bảng điểm, văn bằng, bằng cấp hoặc chứng chỉ.
Một số hồ sơ khác cần lưu ý khi xin visa du học tại Mỹ
Bằng chứng rằng bạn có đủ tiền để duy trì các khoản chi phí sinh hoạt trong suốt thời gian lưu trú tại Mỹ. Hồ sơ này có thể bao gồm: Các bản sao kê ngân hàng, cam kết tài chính từ nhà tài trợ giúp trang trải tiền thuê nhà và chi phí sinh hoạt của bạn, chương trình học bổng.
Bằng chứng chứng minh bạn sẽ rời khỏi Mỹ sau khi bạn đã hoàn thành việc học. Những hồ sơ có thể ở hình thức một vé máy bay bay từ Mỹ về Việt Nam.
Các bước cần lưu ý khi lưu ý khi xin visa du học tại Mỹ
Bước 1
Chọn trường Để có thể tự làm thủ tục du học Mỹ thuận lợi, bạn hãy bắt đầu từ việc tìm hiểu xem trường học bạn thích có được chứng nhận SEVP (Student and Exchange Visitor Program) hay không, Mỹ quy định chỉ trường nào có chứng chỉ SEVP mới có thể chấp nhận sinh viên quốc tế. Mỹ đem đến nhiều sự lựa chọn cho các học sinh sau trung học các chương trình học cho sinh viên quốc tế F-1, bao gồm các trường cao đẳng cộng đồng và các chương trình đại học và sau đại học.

Hồ sơ cần chuẩn bị
- Tài liệu học tập: học bạ, bảng điểm và bằng cấp khác:
- SAT (dành cho chương trình Đại học): điểm thi của bạn được sử dụng để đánh giá khả năng đọc, viết và tư duy toán học.
- GRE (dành cho chương trình sau Đại học): được sử dụng như điều kiện đầu vào các chương trình Kinh doanh.
- GMAT (dành cho chương trình sau Đại học): được sử dụng như điều kiện đầu vào các chương trình Kinh doanh và Quản trị.
- Chứng chỉ khác như MCAT, LSAT, DAT, OAT,…
- Giấy tờ nhân thân (hộ chiếu còn hạn, giấy khai sinh, sổ hộ khẩu, ảnh 5×5 chụp trong vòng 6 tháng gần nhất (nền trắng, không để tóc che tai, không đeo kính)).
- Chứng chỉ IELTS, TOELF với số điểm trung bình ở mức như sau:
- IELTS: Cao đẳng 5.5 – Đại học, sau đại học: 6.0 – 6.5 trở lên
- TOELF iBT: Cao đẳng > 61 điểm – Đại học 79 – 90 điểm
Ngoài ra, bạn cần phải trả mức phí xin học dao động từ $35-$160 tùy vào yêu cầu phía nhà trường.
Bước 2
Nhận và hoàn thành mẫu đơn I-20: Sau khi nhận được sự chấp thuận đăng ký học từ nhà trường bên Mỹ, bạn sẽ nhận được Mẫu đơn I-20 (Giấy chứng nhận sinh viên được chấp nhận vào học cho đến cuối chương trình với tư cách là sinh viên toàn phần mỗi khóa học hằng năm). Mẫu này được cung cấp bởi bên thứ 3 là DSO (những người có thẩm quyền được trường chỉ định để kiểm duyệt hồ sơ xin học của bạn). DSO làm việc tại các trường được chứng nhận SEVP và có mặt để giúp bạn hiểu và tuân theo các quy tắc học tập tại Hoa Kỳ.
Bạn phải đọc thật kĩ và kí vào mẫu I20 này, sau đó điền thêm mẫu đơn xin du học (DS–160).

Bước 3
Chuẩn bị hồ sơ du học Mỹ chứng minh khả năng tài chính
Hầu hết các trường đại học sẽ yêu cầu các bằng chứng về tài sản lưu động, như báo cáo ngân hàng của cha mẹ hoặc gia đình, tài khoản tiết kiệm,…
- Nếu bạn được cha mẹ hỗ trợ tài chính, bạn sẽ phải gửi thông tin về tiền lương hàng tháng và hàng năm của cha mẹ. Thậm chí, một số trường đại học có thể chấp nhận các tài sản đầu tư khác mà cha mẹ bạn có, để đảm bảo khả năng chi trả cho việc học của bạn ở Hoa Kỳ.
- Nếu bạn ít phụ thuộc vào tài chính của gia đình, bạn sẽ phải thể hiện tài sản của mình thông qua báo cáo ngân hàng, học bổng bạn đã nhận được hoặc các khoản vay bạn có được để chứng minh khả năng tài chính của mình.
Hồ sơ cần chuẩn bị
- Báo cáo ngân hàng gia đình
- Giấy tờ của nhà bảo lãnh
- Thư hỗ trợ tài chính
- Thư học bổng
Du học sinh phải tạo tài khoản trên trang nhận đơn online của lãnh sự quán Mỹ. Sau khi thanh toán phí xin visa, du học sinh cần giữ lại phiếu biên nhận để tiến hành lên lịch phỏng vấn.
Hiện tại khoản phí bắt buộc SEVIS là 350$ cho người xin visa F và M, 220$ cho hầu hết những người xin Visa J. Khoản phí này là phí bắt buộc đối với các du học sinh du học theo diện thường.
Bước 4
Chuẩn bị hồ sơ lên cuộc hẹn phỏng vấn xin visa ở Đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam
Hồ sơ cần chuẩn bị
- Mẫu I-20
- Số hộ chiếu
- Mã số từ hoá đơn biên nhận thanh toán phí visa
- Mã số 10 số từ trang xác nhận đơn DS -160 của bạn
- Giầy tờ chứng minh tài chính
- Thư bảo lãnh (nếu có)
Bước 5
Khám sức khỏe đi du học Mỹ
Theo công bố mới nhất của đại sứ quán/ lãnh sứ quán Mỹ tại Việt Nam, ngay sau khi có lịch hẹn phỏng vấn, người xin visa cần tiến hành khám sức khỏe tại các cơ sở được chỉ định để chứng minh tình trạng sức khỏe của mình hoàn toàn ổn định và có thể theo học tại Mỹ.

Khám sức khỏe du học Mỹ là bắt buộc trong quá trình làm hồ sơ du học Mỹ
Hồ sơ cần chuẩn bị
- Thông tin sức khỏe hiện tại, thông tin thẻ bảo hiểm y tế.
- Lược sử về sức khỏe: bạn sẽ phải điền vào mẫu đơn có sẵn và có xác nhận của bệnh viện của Việt Nam. Sau đó bạn nộp lại cho UI Student Health Service ít nhất 30 ngày trước khi dự định tới Mỹ.
- Lịch sử tiêm chủng ngừa: bạn cần xin chứng nhận về những loại tiêm chủng bạn đã thực hiện và nộp lại cho tổ chức trên sau khi tới Mỹ.
Lưu ý: tất cả mẫu đơn bạn nộp phải được viết bằng tiếng anh.
Sau khi nhận lịch phỏng vấn, bạn cần thực hiện những bước sau để tiến hành khám sức khỏe khi du học Mỹ:
- Gọi điện thoại đặt lịch hẹn với cơ sở y tế được chỉ định để chứng minh sức khỏe.
- Tiến hành hoàn tất mẫu đơn Trung tâm tiếp nhận hồ sơ xin thị thực Mỹ (mẫu đơn phải có ảnh thẻ chuẩn quốc tế ở góc phải).
- Theo lịch hẹn khám sức khỏe, mang đầy đủ mẫu đơn đã hoàn thành, thư mời phỏng vấn, ảnh thẻ, hộ chiếu đến và khám sức khỏe.
Lưu ý: Lệ phí khám là 155USD/người lớn và 120USD/trẻ em dưới 15 tuổi.
Thứ tự khám sức khỏe
- Khi khám sức khỏe, bạn sẽ được khám theo các trình tự sau:
Khám sức khỏe tổng quát
Khám lâm sàng
Chụp X-quang phổi
Xét nghiệm Giang mai
Chẩn đoán hình ảnh
Xét nghiệm đờm và điều trị lao phổi (nếu có)
Thử phản ứng lao tố đối với trẻ em từ 2-14 tuổi
Một số bệnh có khả năng có nguy cơ cao bị từ chối với lý do sức khỏe: Lao, các bệnh lây qua đường tình dục, bệnh phong…
Sau khi có kết quả, bạn cần giữ phong bì có kết quả của bác sĩ được chỉ định để nộp (cùng với thủ tục du học Mỹ) cho lãnh sứ quán Mỹ.
Bước 6
Phỏng vấn tại Đại sứ quán/Lãnh sự quán Mỹ
Hồ sơ cần chuẩn bị
- Giấy hẹn
- Đơn DS-160
- Ảnh thẻ (khổ 5×5, nền trắng, để lộ tai, chụp trong 6 tháng gần nhất)
- Hộ chiếu
- Hoá đơn biên nhận thanh toán visa
- Giấy khám sức khỏe của cơ sở y tế được chỉ định
Qua bài viết trên, chúng tôi hi vọng đã cung cấp cho bạn thông tin hữu ích về những bước chuẩn bị thủ tục du học Mỹ để cầm chắc tấm vé du học, hiện thực hóa ước mơ.
My My – Tổng hợp và chỉnh sửa
(Nguồn tham khảo: gstudy.vn, dulichhoanmy.com, ef.com.vn…)